Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Hoa Kỳ trước những thách thức của bom nhiệt hạch
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Hiện tượng nguyên tử là một thách thức lớn đối Tổng thống Obama trong suốt 2 nhiệm kỳ của ông, từ Iran cho đến Bắc Hàn.

 


Thế giới bàng hoàng khi hay tin Bắc Hàn tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch, mặc dầu điều ấy Hoa Kỳ không tin tưởng Bình Nhưỡng có thể. Tuy nhiên hiện tượng nhiệt hạch cho dù có hay không có cũng đã tạo nên hồi chuông báo động cho thế giới những gì họ cần phải thay đổi hoặc theo đuổi hay ngăn chặn Bắc Hàn. Xa hơn cho dù lần thử nghiệm nầy của Bình Nhưỡng chưa thành công, tuy nhiên Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung phải đối diện với sự thật rằng Bắc Hàn đã đạt được những bước tiến hiện thực hóa tham vọng sỡ hữu hạt nhân. Đây chính là loại vũ khí hợi hại hơn bom nguyên tử gấp ngàn lần.


Hiện tượng nguyên tử là một thách thức lớn đối Tổng thống Obama trong suốt 2 nhiệm kỳ của ông, từ Iran cho đến Bắc Hàn. Riêng Bắc Hàn đã thử hạt nhân 3 lần. Điều ấy chứng tỏ sức mạnh và uy thế của Hoa Kỳ chưa đủ lực để có thể chế ngự hoặc ngăn chặn Bình Nhưỡng môt cách hiệu quả cho dù trục xoay Á Châu đã được tiến hành.


Thực tế hơn khi chính sách xoay trục Châu Á thành hình, mục đích chính Hoa Kỳ muốn kiềm chế Trung Quốc, thế nhưng khi Bắc Hàn thử bom nhiệt hạch Hoa Kỳ muốn ngăn chặn thì yếu tố Trung Quốc không thể thiếu đối với Bắc Hàn. Do đó khi Bạch Ốc yêu cầu Bắc Kinh áp lực Bình Nhưỡng sẽ gặp sự chồng chéo lên nhau, và dĩ nhiên những điều kiện phải có nào đó Bắc Kinh sẽ đưa ra mặc cả đối với Hoa Kỳ. 


Bên cạnh yếu tố nhiệt hạch Bắc Hàn và Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Kỳ còn phải đối mặt đến vấn đề Trung Đông giữa Iran và Arab Saudi, tiếp theo là sự bành trướng của nhà nước Hồi Giáo IS, quan hệ không thuận chiều với Nga Sô và cuộc nội chiến của Syria, thêm nữa chiến trường Iraq mỗi ngày một leo thang. Riêng các quốc gia trong khối NATO có sự khác biệt về chính sách và những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga Sô. Tiếp theo là vấn đề người tị nạn Syria muốn nhập cư vào Hoa Kỳ, trong khi đó các ứng cử viên Cộng Hòa và Quốc Hội Hoa Kỳ chống đối v.v... Với những chuyển biến và manh nha chính trị trên toàn thế giới là một thách thức lớn lao đối với người lãnh đạo Hoa Kỳ hiện nay và trong nhiệm kỳ tới, liệu rằng rồi đây Hoa Kỳ có thể thực hiện trọn vẹn vai trò lãnh đạo và duy trì trật tự trên thế giới nữa không?


Mặc dầu Hoa Kỳ “không tin” Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch, nhưng Hoa Kỳ đã tái khẳng định và cam kết bảo vệ với các đồng minh của mình như Nam Hàn, Nhât Bản. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng xác nhận rằng bất kỳ phản ứng nào đối với Bình Nhưỡng cũng cần có sự đồng thuận cùng cộng đồng thế giới, như trường hợp hiện nay BắcTriều Tiên đang bị cô lập hoàn toàn bởi rất nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả lời kêu gọi của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đối phó với Bắc Triều Tiên.


Trên một phương diện nào đó, chúng ta cũng thấy rằng ngoài những phương pháp chế tài và cô lập Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ không còn một lựa chọn nào khác hơn, ngoại trừ yếu tố Bắc Kinh và Nga Sô. Thế nhưng Trung Quốc chưa đoạt được thỏa thuận nào với Mỹ và có thể Bắc Kinh đang sử dụng con bài Bắc Hàn làm điều kiện với Hoa Kỳ. Chính vì thế, sự liên hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng vẫn gắn bó và chưa thấy dấu hiệu đoạn giao. Cho nên, nguyên thứ trưởng Hoa Kỳ nói rằng: “Trung Quốc không có ảnh hưởng toàn diện đối với Bình Nhưỡng, nhưng họ có ảnh hưởng lớn hơn bất cứ quốc gia nào”. Điều ấy quả thật không sai. Nhưng Trung Quốc sẽ không vì lợi ích của Hoa Kỳ mà họ làm áp lực với Bắc Hàn. Trong khi đó hiện nay đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ bên tay phải là địch thủ và bên tay trái là đối tác.


Yếu tố Trung Quốc với sự trợ giúp ngầm từ Bắc Kinh, nên Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, cho dù người dân Bắc Hàn phải chịu đời sống kham khổ. Trên khía cạnh khác có lẽ trong những năm qua Hoa Kỳ bận rộn với chiến tranh Irag, Afghanistan, Syria và Iran nên họ đã không đặt nặng đến Bắc Hàn. Nay thì, chợt tỉnh lại đã thấy muộn màng.


Nhìn lại cuộc hành trình lịch sử kể từ sau chiến tranh Triều Tiên được ngưng bắn và vĩ tuyến 38 phân chia, trong suốt bao nhiêu thập niên qua từ các đời Tổng thống Hoa Kỳ đều bị chi phối bởi mụn nhọt Bắc Hàn. Cho đến nay, dưới thời Tổng thống Obama cho dù trong quá khứ ông đã viếng thăm Á châu 9 lần, nhưng trong 9 lần ấy vấn đề Bắc Hàn vẫn không thể tìm kiếm môt giải pháp dung hòa. Kể cả phương án đàm phán hạt nhân cũng đã được đưa ra giữa Tổng thống Obama và Tổng Tổng Park Geun-hye, khác với trường hợp Iran nay đã đồng ý giải thể chương trình hạt nhân, đổi lại họ có thể bán dầu khắp nơi trên thế giới và sử dụng hàng ngàn tỷ dollars trên khắp các ngân hàng.


Nói cho cùng sức tàn phá của bom Hydro (nhiệt hạch) gấp trăm hay ngàn lần so với bom nguyên tử nhưng liệu rằng Hoa Kỳ có cho Kim Jong Un một cơ hội để sử dụng hay không, hoặc bom nhiệt hạnh sẽ nổ trên chính quê hương của Kim Jong Un trước khi ông bấm nút. Ấy là lịch sử và lịch sử cùng gia phả đã sản sinh ra Kim Jong Un. Nhưng rồi cũng dòng chảy của lịch sử sẽ nhấn chìm và cuốn trôi họ Kim, nếu ông không bừng tỉnh đi theo trào lưu của nhân loại và tuân thủ tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc./.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Chính sách Hoa Kỳ trước ẩn số Syria (16-01-2016)
    Sức ma sát trong Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á. (26-11-2015)
    Cơ hội & Thách thức (09-11-2015)
    Tác động và thành quả trong chuyến Nhật du của TBT Nguyễn Phú Trọng (16-09-2015)
    Chuyển động bên trong tam giác Mỹ-Việt –Trung (14-09-2015)
    John Kerry, Con Người Gắn Liền Lịch Sử. (19-08-2015)
    Dòng sông vẫn chảy nhưng Phước đã ra đi. (13-08-2015)
    Bước Chân Lịch Sử (11-07-2015)
    Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (12-06-2015)
    Hillary Clinton: Con người mới trong kỷ nguyên mới (20-05-2015)
    Khát Vọng Dân Tộc (09-04-2015)
    Một cách tổng quan về chuyến đi của Bộ trưởng Công an (25-03-2015)
    Dạy cho Bắc Kinh bài học (16-03-2015)
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
    Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông. (12-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152767451.